Hướng Dẫn Sửa Bếp Từ Không Nhận Nồi

HƯỚNG DẪN SỬA BẾP TỪ KHÔNG NHẬN NỒI 

Trong quá trình sử dụng bếp từ, chúng ta không ít lần sẽ gặp phải vấn đề bếp từ không nhận nồi.

Bếp không cung cấp nhiệt cho nồi hoặc mỗi lần đặt nồi lên là bếp tự động tắt. Đây là một lỗi vô cùng khó chịu khi sử dụng bếp từ. .

Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản nhất. Mời các bạn xem bài viết dưới đây nhé.

 

Hướng Dẫn Sửa Bếp Từ Không Nhận Nồi
Hướng Dẫn Sửa Bếp Từ Không Nhận Nồi

 

Bếp từ là dòng sản phẩm không giống như bếp hồng ngoại. Với bếp hồng ngoại thì bạn muốn đun nồi nào cũng được. Nếu bạn dùng nồi không đúng bếp sẽ báo lỗi về hiện tượng không nhận nồi nhé.

Nếu bạn dùng nồi gang hay nồi nhôm để đun bếp từ lúc này bếp sẽ báo lỗi ngay và không hoạt động để báo cho bạn biết là nhầm nồi cũng như báo lỗi để bảo vệ bo mạch bếp từ nhé.

Với lỗi này bạn chỉ cần chọn đúng nồi quy định khi sử dụng bếp từ là bếp nhà bạn sẽ hết báo lỗi và sẽ nhận nồi, sẽ chạy bình thường.

 

Bếp từ báo lỗi không nhận nồi, không nóng do hỏng bo mạch.

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên lí hoạt động của bếp và cấu tạo của nồi từ để tìm ra nguyên nhân chính.

Như bạn đã biết bếp từ hoạt động theo nguyên lí cảm ứng từ. Khi khởi động bếp thì nguồn điện sẽ chạy qua bộ phận mâm từ. Mâm từ sẽ phát ra các bước sóng dạng vòng elip chạy trên mặt vùng nấu tầm 2 > 3 mm. Phần sóng từ này sẽ cảm ứng với vùng đáy nồi nhiễm từ rồi sinh ra nhiệt nấu chín thức ăn.

Bên trong bo mạch điện tử điều khiển bếp từ nó có phần mạch bảo vệ; mạch nhận nồi để bảo vệ công suất hay còn gọi IGBT.

Trong trường hợp bạn chưa cho nồi lên bếp mà đã bật bếp cho chạy nếu không có mạch bảo vệ này bếp từ nhà bạn sẽ bị hỏng ngay lập tức; từ đó nhà sản xuất đã tạo ra mạch bảo vệ khi không có nồi.

 

Hướng dẫn sửa bếp từ không nhận nồi
Hướng dẫn sửa bếp từ không nhận nồi

 

Hướng dẫn sửa bếp từ không nhận nồi do hỏng bo mạch

 

Trong trường hợp bếp không nhận nồi nguyên nhân do hỏng bo mạch.

Bạn cần tháo bếp và kiểm tra bo mạch:

  • Cần kiểm tra tụ 0,33 mf, tụ 5mf xem có bị khô.
  • Cần kiểm tra cặp transitor driver cho con công xuất IGBT xem còn sống hay chết.
  • Cần kiểm tra trở lấy mẫu về cho vi sử lý xem có bị đứt hay tăng trị số không, thường các trở này khoảng vài trăm K ôm.
  • Cần kiểm tra lại độ hở giữa cuộn dây cảm ứng và đáy nồi. Nếu cuộn dây đặt nghiêng sẽ tạo ra khe hở lớn nên bếp báo không nhận dạng nồi và tắt.
  • Cần kiểm tra IC so sánh
  • Cần kiểm tra cặp cảm biến trên mâm từ và dưới lưng IGBT.

 

Trường hợp bạn đã kiểm tra tất cả các các linh kiện trên đã thay thế mà vẫn chưa sửa được bếp hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc gọi dịch vụ sửa chữa bếp từ chuyên nghiệp đến tận nhà kiểm tra và tiến hành sửa chữa bếp từ giúp gia đình bạn nhé.

 

Hi vọng, bài viết hướng dẫn sửa bếp từ không nhận nồi trên sẽ giúp quý khách có thể biết thêm thông tin để xử lý các lỗi của bếp từ.

Tin Liên Quan