Hướng dẫn sử dụng bếp từ cảm ứng đúng cách và an toàn nhất
Bếp từ với nhiều ưu điểm như nấu ăn nhanh, thiết kế sang trọng, sạch sẽ, sử dụng an toàn và tiện dụng nên được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Tuy nhiên, cách dùng bếp từ như thế nào cho đúng và an toàn thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là với những người mới lần đầu sử dụng.
Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách, an toàn và những lưu ý khi dùng bếp từ, bếp hồng ngoại chi tiết nhất.
Để sử dụng bếp từ đúng cách hiệu quả thì điều cần làm đầu tiên là ngoài chiếc bếp từ ra bạn cần chuẩn bị xoong chảo nồi nấu đúng chất liệu Inox, sắt từ để bếp từ có thể nhận được tín hiệu và phát xung làm nóng xong nồi khi đặt trên bếp.
Lưu ý: Ở đây chúng tôi đang nói về bếp từ; nếu là bếp hồng ngoại thì bạn sử dụng nồi nào cũng được nhé.
>>> Xem thêm: So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại
Hướng dẫn sử dụng bếp từ, bếp điện từ đúng cách
1.Bật bếp từ để nấu
Sau khi chuẩn bị cho nguyên liệu vào nồi và tiến hành đặt bếp lên trên chính giữa vùng nấu đã chọn của bếp thì việc cần làm lúc này là:
Nhấn phím bật/tắt (On/Off) trong khoảng 3 giây cho đến khi bếp phát ra âm thanh “Tít”, bảng điều khiển được cấp điện: Màn hình hiển thị sáng đèn, bếp sẽ hoạt động và bắt đầu hiện chế độ nấu kèm công suất đang bật.
Về phần đèn hiển thị công suất thì tùy vào từng hãng bếp thiết kế, lập trình sẽ có sự khác nhau. Có bếp lập trình công suất nấu với số tưng ứng từ 1 đến 9; có bếp sẽ để chế độ hiện thì là 200w đến 2000w. Bạn có thể điều chỉnh tăng – giảm nhiệt độ bằng nút (+)/(-) trên mặt bếp theo ý cho phù hợp.
2. Chức năng tăng cương công suất “P”
Khi bạn đang vội hoặc đồ ăn cần đun nấu ở nhiệt độ cao nhanh chóng thì chức năng công suất tăng cường nên được sử dụng qua phím “P”. Với mức công suất này vùng nấu đó nhận được mức công suất cao nhất. Đèn báo tương ứng của vùng nấu sẽ hiển thị chữ “P”.
Nhưng bạn không đun nấu ở chức năng công suất tăng cường này nâu được, bởi nhà sản xuất chỉ lập trình cho bếp đun trong thời gian khoảng 10 phút là bếp sẽ tự ngắt về công suất bình thường để bảo vệ bếp quá nhiệt và quá dòng gây ra chập cháy.
Và để bếp có tuổi thọ cao chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng chức năng này thường xuyên.
3. Hướng dẫn sử dụng bếp từ với chức năng khóa an toàn
Lưu ý: Tuỳ từng hãng bếp và model mỗi loại bếp sẽ có chức năng này hoặc không.
– Với chức năng này khi có nhu cầu sửa dụng khóa an toàn cho trẻ em bạn ấn nút có biểu tượng khoá và giữ 3 đến 5 giây đèn báo khoá bật, bếp đã được khoá. Đây cũng là chức năng an toàn trong trường hợp bạn đã tắt bếp rồi nhưng vẫn để xoong nồi trên bếp mà chẳng may có mèo chuột chạy qua cảm ứng kích hoạt bếp.
– Khi muốn mở khoá cũng tương tự như trên bạn giữ phím khóa 3 đến 5 giây đèn báo khoá tắt, bếp đã được mở.
4. Chức năng hẹn giờ
Đây là chức năng cài đặt thời gian nấu theo ý muốn. Để hẹn giờ bạn chạm vào biểu tượng Đặt/hẹn giờ. Khi đó, đèn của nút sẽ tự động sáng, màn hình chuyển sang chế độ hẹn giờ. Lúc này bạn đã có thể điều chỉnh thời gian nấu ăn; đồng hồ hiển thị trên bếp sẽ đếm ngược; vùng nấu ăn sẽ tự động tắt sau một thời gian đã được cài đặt trước đó.
Với chức năng này bạn vừa đun nấu nhưng vẫn có thể làm được việc khác mà không sợ bị quên làm cháy đồ ăn.
Lưu ý: Tuỳ từng model mỗi bếp
Để hẹn giờ bạn chạm vào biểu tượng Đặt/hẹn giờ. Khi đó, đèn của nút sẽ tự động sáng, màn hình chuyển sang chế độ hẹn giờ. Lúc này bạn đã có thể điều chỉnh thời gian nấu ăn. Khi đã hết thời gian đặt giờ nấu bếp tự động ngắt kết nối.
5. Tắt bếp đèn báo độ nóng “H” hiển thị
Khi quá trình nấu ăn kết thúc bạn ấn nút tắt/bật bếp chính là một để tắt bếp. Vùng nấu ăn vừa tắt vẫn còn rất nóng và có thể gây bỏng, thì đèn báo sẽ được hiển thị tương ứng bằng biểu tượng “H” (độ nóng, nhiệt dư). Đèn báo hiệu này chỉ tắt đi khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn 600C và không có bất kỳ nguy hiểm nào về bỏng, cháy, nổ…
Bạn không nên ngắt điện bếp khi đèn báo độ nóng “H” vấn hiển thị mà đợi quạt gió làm mát bếp dừng hẳn đèn báo “H” tắt thì bếp đã nguội, lúc này bạn hãy ngắt điện bếp.
Như vậy, cách sử dụng bếp từ cũng khá đơn giản phải không nào? Tuy nhiên, sử dụng bếp từ đúng cách bạn cần nắm một vài lưu ý nhỏ sau.
Những lưu ý trong cách sử dụng bếp từ và bếp hồng ngoại
Sử dụng bếp từ đúng cách và sử dụng bếp từ an toàn là vấn đề mà hầu hết mọi người không quan tâm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ thiết bị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của chính gia đình bạn.
Vậy làm cách nào để sử dụng bếp điện từ hiệu quả đồng thời khắc phục tốt tình trạng bếp từ báo lỗi trong quá trình hoạt động.
Chúng tôi có 1 lưu ý nhỏ với khách hàng cách sử dụng bếp từ và bếp hồng ngoại. Đó là phải để ý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật sao cho việc lắp đặt và thiết kế tủ kệ bếp phù hợp.
– Bếp từ có công suất lớn nên khi cấp điện cho bếp ta nên dùng dây có tiết diện lớn; (tối thiểu phải bằng tiết diện dây của bếp). Không nên dùng phích điện, công tắc; ổ cắm nối dài cho bếp mà nên dùng aptomat từ 30A để cấp điện cho bếp.
Hạn chế đun nấu liên tục ở công suất cao trong thời gian dài
– Cũng giống như con người, thiết bị bếp cũng cần được nghỉ ngơi. Việc hoạt động với tần suất cao sẽ “vắt kiệt sức” của bếp. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster; (Công suất tăng cường). Khi sử dụng chức năng này thì hạn chế đun nấu ở nhiều vùng.
– Không nên liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao có thể khiến bếp bị quá nhiệt, sốc nhiệt. Những lỗi quá nhiệt này có thể làm hỏng cảm biến, chập công suất. Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao. Và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.
Không để sôi trào chất lỏng ra mặt kính bếp
– Tránh không để bị trào trong quá trình nấu, đặc biệt là bếp hồng ngoại có bức xạ nhiệt lên đến 700 độ C, nếu nấu ăn để trào nước hoặc thức ăn ra mặt kính sẽ làm bức xạ nhiệt tăng cao đột ngột trên 700 độ C, quá trình này kéo dài dễ làm mặt kính bếp hồng ngoại hư hỏng. Nhẹ thì làm ố mặt kính, nặng thì có thể làm nứt kính; gây rò rỉ điện, nguy hiểm cho người sử dụng.
– Nếu trong quá trình sử dụng thức ăn bị trào trong những lần nấu đầu tiên, bạn nên làm vệ sinh kỹ để tránh tối đa hiện tượng ố kính dẫn đến ăn mòn kính.
– Cách vệ sinh : để mặt kính nguội hoàn toàn, sử dụng nước rửa kính xịt lên mặt kính kết hợp chất tẩy dầu mỡ, cặn bám có tính chất tẩy mạnh, để dung dịch thấm lên mặt kính khoảng 5 phút. Sau đó dùng miếng bọt biển rửa chén, nồi đánh tan các vết bám lên mặt kính.
Việc vệ sinh như vậy sẽ giúp cho mặt kính có độ sáng bóng thường xuyên; hạn chế vấn đề ố, bẩn mặt kính.
Không nên ngắt điện bếp từ ngay khi nấu ăn xong
– Khi đã nấu ăn xong, tuyệt đối không nên rút phích cắm bếp ra khỏi ổ điện nếu quạt tản nhiệt còn quay. Khi quạt còn quay nghĩa là bếp đang ở nhiệt độ cao, việc làm mát bếp rất quan trọng.
– Nếu rút phích cắm bếp sẽ làm quá trình tản nhiệt bên trong bếp ngừng lại, gây ảnh hưởng đến các linh kiện trên mạch điện, nhiệt độ nóng cũng làm cho các chi tiết nhựa bên trong bếp bị giòn, khô gây nứt bể các chi tiết.
Thường xuyên vệ sinh bếp
– Thường xuyên vệ sinh lỗ thông gió; quá trình hoạt động của bếp cần được giảm nhiệt bởi quạt làm mát; khi sử dụng thường xuyên quạt hút gió vào bên trong bếp thì ngay tại lỗ thông gió sẽ bám dầu mỡ và bụi bẩn; việc vệ sinh lỗ thông gió hàng tháng giúp loại bỏ nguy cơ hư hỏng quạt; giúp quá trình lưu thông nhiệt độ của bếp tốt hơn.
– Đồ ăn lấy trong tủ lạnh ra không nên được đặt lên mặt bếp; vì khi đó sẽ làm mặt bếp lạnh và hấp hơi nước nhỏ xuống mạch điện làm hỏng bếp.
– Tủ kệ bếp bên dưới đáy bếp phải thông thoáng để quạt bếp từ có thể hút gió tươi và làm mát bo mạch bếp, tránh hiện tượng bí hơi – gây quá nhiệt cho các linh kiện công suất khi bếp hoạt động trong thời gian dài.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng bếp từ hiệu quả cũng như một số lưu ý về cách dùng bếp từ và bếp hồng ngoại. Qua đó, hi vọng bạn có thể tận dung được tối đa những lợi ích mà bếp từ mang lại cũng như đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình khi nấu nướng
Chân thành cảm ơn quý bạn đọc!
Hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách.